Công suất điện là gì? Công thức tính công suất điện tiêu thụ chính xác nhất

Công suất điện là gì? Công thức tính công suất điện tiêu thụ chính xác nhất hiện nay.Xem Ngay 3 cách tính công suất tiêu thụ điện mới nhất.Để hiểu rõ bản chất của Công suất điện là gì? cùng Etinco tìm hiểu công suất là gì trước nhé.

Công suất điện là gì?

Công suất được hiểu theo khái niệm đơn giản như sau: Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của người hoặc máy. Nó được xác định bằng công thực hiện trong 1 đơn vị thời gian.

công suất điện là gì

Công thức tính công suất

P =A/t

Trong đó:

P: công suất được đo bằng (Jun/giây (J/s) hoặc Oát (W)
A: công thực hiện (N.m hoặc J)
T: thời gian thực hiện công (s)
Cách quy đổi sang W:

1KW= 1000W
1MW= 1.000.000W
Công suất tiêu thụ điện năng

Công suất điện là gì?

Công suất tiêu thụ điện năng là thông số hiển thị để người dùng biết được chính xác được thiết bị mình sử dụng có điện năng tiêu thụ là bao nhiêu. Bạn có thể hiểu đơn giản đó là nó tiêu tốn bao nhiêu số điện trong 1 tháng để làm căn cứ để tính toán số điện sử dụng mỗi tháng và chi phí phải trả.

Việc tính được công suất tiêu thụ điện trong nhà dựa theo các thông số kỹ thuật được ghi trên thiết bị. Nó giúp bạn có thể lựa chọn được thiết bị có công suất phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế mỗi gia đình.

Công suất được ghi trên các thiết bị điện cũng giúp cho bạn có thể tính toàn được lượng điện tiêu thụ trong gia đình được dễ dàng hơn. Khi bạn có thể nắm được công suất điện tiêu thụ trên mỗi thiết bị thì có thể cân đối được tài chính, có kế hoạch sử dụng điện hợp lý để tiết kiệm ngân sách.

Hãy sử dụng các dây điện  dưới đây để tiết kiệm điện nhé

Dây điện Cadisun
Dây điện Cadivi
Dây điện Trần Phú

Công thức tính công suất điện tiêu thụ

Tính điện năng tiêu thụ của 1 chiếc tủ lạnh có công suất là 75W trong 1 tháng?

Với câu hỏi này, điện năng tiêu thụ của chiếc tủ lạnh trên được tính như sa:

Đơn vị tiêu thụ điện là Kw/h hoặc W/h trong đó 1kwh= 1000Wh tương đương với 1 số điện. Tủ lạnh có công suất là 75W nghĩa là trong 1 giờ nó sẽ tiêu tốn 0.075 KW điện.

1 ngày chiếc tủ lạnh đó tiêu hao số điện là:

0.075 x 24 = 1.8 kWh điện

Từ đó, trong 1 tháng chiếc tủ lạnh này sẽ tiêu thụ hết: 1.8 x 30 = 54 kWh (54 số điện)

Công thức tính công suất dòng điện

Công suất điện xoay chiều:
Công suất điện của mạch điện xoay chiều được tính theo công thức:

P = U.Icos(φu– φi) = UIcosφ​

Trong đó:​

P: công suất của mạch điện xoay chiều (W)
U: điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch điện xoay chiều (V)
I: cường độ hiệu dụng trong mạch điện xoay chiều (A)
cos φ: hệ số công suất của đoạn mạch xoay chiều
​Điện năng tiêu thụ của mạch điện xoay chiều được tính theo công thức sau:
Điện năng tiêu thụ của mạch điện xoay chiều tương tự như của mạch điện có dòng điện không đổi, được xác định bằng biểu thức sau:

W = P*t​

Trong đó:​

W: điện năng tiêu thụ (công của mạch điện) (J)
P: công suất mạch điện (W)
t: thời gian sử dụng điện (s)
Để đo điện năng tiêu thụ của tất cả các thiết bị điện trong mạch điện xoay chiều, người ta sử dụng công tơ điện. Lúc này, điện năng tiêu thụ được tính theo đơn vị là kWh (số điện):

1 số điện = 1kWh = 1000(W).3600(s) = 3 600 000 (J).

Công thức tính công suất điện 3 pha

Công tơ điện

Dòng điện 3 pha thường được sử dụng cho các loại máy móc công nghiệp: như máy giặt công nghiệp, máy rửa xe, máy hút bụi công nghiệp, máy nén khí công nghiệp… Vì thế, lượng điện tiêu thụ của những loại máy này khá lớn.

Mỗi 1 máy công nghiệp sử dụng điện đều có team dán kiểm định cùng các thông số mức tiêu thụ điện ngay ở thân máy. Mỗi dòng máy khác nhau đều có thông số khác nhau nên để có thể tính toán công suất tiêu thụ điện 3 pha ta làm như sau:

Để có cách tính công suất tiêu thụ điện 3 pha sẽ có 2 cách sau:

Cách 1:

Tính công suất tiêu thụ của động cơ 3 pha:

P = (U1xI1 + U2xI2 + U3I3) x H

Trong đó :

H là thời gian tính bằng giờ,
U là điện áp
I là dòng điện
Ngoài ra, công suất tiêu thụ của bóng đèn được tính như sau:

P=UxIxH

Thông thường thì chúng ta thấy trên đồng hồ là chỉ số P(KWh)

Cách 2:

Công thức cho động cơ 3 pha :

P = U.I.cosφ

Trong đó: I là cường độ dòng điện hiệu dụng qua mỗi tải và cosφ là hệ số công suất trên mỗi tải.

Công thức tính công suất điện xoay chiều 3 pha
So với dòng điện xoay chiều 1 pha thì dòng điện xoay chiều 3 pha có nhiều ưu điểm tiện dụng hơn, như:

– Khi sử dụng dòng điện 3 pha sẽ giúp tiết kiệm được dây dẫn hơn là dùng dòng điện 1 pha.

– Điện 3 pha có cấu tạo đơn giản và đặc tính tốt hơn động cơ một pha.

Mạch điện ba pha có cấu tạo như sau:

– Nguồn điện

– Dây dẫn

– Các tải ba pha.

Công suất dòng điện xoay chiều ba pha bằng tổng công suất của các pha. Điều này được áp dụng như sau:

– Ta biết khi nối hình sao thì:

{U_d}=\sqrt{3}{U_p} còn {I_d}={I_p}

– Khi nối hình tam giác thì:

{U_d}={U_p} còn {I_d}=\sqrt{3}{I_p}

Nếu ba pha đối xứng thì:

– Công suất biểu kiến:

S=3{U_p}{I_p}=\sqrt{3}{U_d}{I_d}

– Công suất tác dụng:

P=3{U_p}{I_p}{\cos{\phi}}=\sqrt{3}{U_d}{I_d}{\cos{\phi}}

– Công suất phản kháng:

Q=3{U_p}{I_p}{\sin{\phi}}=\sqrt{3}{U_d}{I_d}{\sin{\phi}}

Công thức tính công suất lớp 8

Lý thuyết công suất | SGK Vật lí lớp 8

I – CÔNG SUẤT

– Để biết người nào hay máy nào làm việc khoẻ hơn (năng suất hơn hay thực hiện công nhanh hơn) người ta so sánh công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất.

II – CÔNG THỨC TÍNH CÔNG SUẤT

P=AtP=At

Trong đó:

+ AA: công thực hiện (J)(J)

+ tt: khoảng thời gian thực hiện công A(s)A(s)

Công suất còn được tính bởi biểu thức: P=FvP=Fv

Do: P=At=Fst=F.vP=At=Fst=F.v

III – ĐƠN VỊ CÔNG SUẤT

Nếu công AA được tính là 1J1J, thời gian tt được tính là 1s1s, thì công suất được tính là:

P=1J1s=1J/sP=1J1s=1J/s (Jun trên giây)

Đợn vị công suất J/s được gọi là oát (kí hiệu: W)

1W=1J/s1kW=1000W1MW=1000kW=1000000W

Công thức tính công suất lớp 9

P = A/t = U.I

– Trong đó:

P là công suất (Jun/giây (J/s) hoặc Watt (W)).
A là công thực hiện (N.m hoặc J).
t là thời gian thực hiện công (s).

Công thức tính công suất lớp 10

P = A/t = U.I

– Trong đó:

P là công suất (Jun/giây (J/s) hoặc Watt (W)).
A là công thực hiện (N.m hoặc J).
t là thời gian thực hiện công (s).

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *